Search

BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Lịch sử

Ngày 29 tháng 01 năm 2007, Bộ GD&ĐT ban hành QĐ số 545/QĐ-BGDĐT về việc giao cho Trường Đại học Nha Trang đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật xây dựng (KTXD) trình độ đại học hệ chính quy. Để đáp ứng với yêu cầu mới, nhà trường quyết định thành lập Bộ môn KTXD theo QĐ số 308/QĐ-ĐHNT ngày 26 tháng 03 năm 2007 nhằm đảm đương ngành học mới này.

Mục tiêu

Mục tiêu của chương trình đạo tạo ngành Công nghệ KTXD, nay là ngành KTXD là đào tạo đội ngũ nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình dân dụng và công nghiệp, nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Trung bộ và cả nước.

Hướng nghiên cứu chính

- Theo dõi và chẩn đoán kết cấu bằng các kỹ thuật không phá hủy;

- Ứng dụng trí tuệ nhận tạo trong xây dựng;

- Ứng dụng thị giác máy tính trong xây dựng;

- Thiết kế và tối ưu kết cấu;

- Dao động công trình;

- Ứng dụng BIM trong hoạt động xây dựng.

Nghiên cứu mũi nhọn

  1. Thiết kế tối ưu kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép nhằm tiết kiệm chi phí kết cấu, tăng cường khả năng chịu lực.
  2. Nghiên cứu ứng dụng mô hình thông tin công trình (Building Information Modelling - BIM) trong thiết kế, quản lý thi công, lập dự toán chi phí, khai thác công trình, thu thập thông tin công trình.
  3. Nghiên cứu các kỹ thuật giám sát sức khỏe kết cấu (Structural Health Monitoring - SHM) để theo dõi và giám sát sức khỏe của các kết cấu kỹ thuật như cầu, toà nhà, cảng biển và các công trình khác. Các kỹ thuật tiên tiến đang được nghiên cứu: các kỹ thuật dựa vào dao động, áp điện, thị giác máy tính, trí tuệ nhân tạo.

Nghiên cứu liên ngành

  1. Nghiên cứu về vật liệu xây dựng tiên tiến, thân thiện môi trường: vật liệu tái chế, vật liệu bền vững, vật liệu chống cháy, vật liệu gia cường kết cấu.
  2. Nghiên cứu về các kỹ thuật tiên tiến để quan trắc; khảo sát địa hình, hiện trạng và số hóa dữ liệu.

Phát triển phòng thí nghiệm

  1. Phòng thí nghiệm kiểm định, theo dõi kết cấu công trình (SHM LAB).
  2. Phòng tự động hóa thiết kế.
  3. Phòng thí nghiệm mô phỏng thông tin công trình (BIM LAB).